Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Thông Báo

Ngày 25/ tháng 10 năm Tân Mão ( nhằm 20/11/ 2011) là đám giỗ Mẹ. Chúng tôi kính mời bà con trong thân tộc về lại nhà thờ dòng họ để cúng Mẹ. Trân trọng kính mời.
Thay mặt gia đình.
HỒ VĂN MỘNG
(THÍCH QUANG LÝ)

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Một thoáng Châu Âu


Vậy là đã tròn một tháng kể từ ngày đầu tiên mình đặt chân đến Thụy Điển.  Một tháng rồi và dường như những cảm xúc vẫn còn y nguyên.
 Sân bay Đan Mạch
Lần đầu tiên mình được đặt chân đến trời Âu, cảm giác lâng lâng sau chuyến bay dài vẫn cứ lâng lâng trong những ngày kế tiếp, chỉ bởi vì bầu trời Châu Âu tuyệt vời hơn tất cả những gì mình đã từng tưởng tượng, đã từng đọc và từng được nghe. Mà thực sự, cho dù có được tận mắt chiêm ngưỡng, tận mắt chứng kiến, có lẽ mình cũng chỉ có thể 'vẽ' riêng cho mình những góc cảm nhận nho nhỏ, rất nhỏ thôi, để điểm tô cho một miền ký ức khó quên trong những năm tháng còn lại của riêng mình, chứ không thể nào 'cảm' được Châu Âu theo chiều sâu như những trang sách mà tôi đã đọc.  

Thực lòng, trong chuyến đi thăm 6 nước Châu Âu đã điểm thêm cho bộ nhớ của mình rất nhiều lần đầu tiên ngộ nghĩnh, đầy ngọt ngào và cả những lần đầu tiên đầy sửng sốt khó thể quên trong đời. Một con đường đi xuyên biển, một tòa tháp cao, một khu vườn đầy thơ mộng….
 tháp eiffel
Và một trong những lần đầu tiên mình thực sự ấn tượng, đó là mình đã được rảo bước qua vùng trời nghệ thuật trên đường phố Châu Âu, được ghé thăm những khu phố nghệ sĩ, chiêm ngưỡng những thành quả lao động miệt mài theo ngày tháng bất chấp nắng mưa, của những họa sĩ đến từ mọi nẻo đường.
 
Sông Seine (Pháp)
 Vườn Chùa (Thụy Điển)

 Thời kinh cầu nguyện
 Thí thực

Bức tường chia cắt giữa Đức và Nga


 Hà Lan

 Bỉ
 Những góc phố, những con đường đầy nắng gió và cái lạnh rất riêng của Châu Âu làm ai đã đến đây đều muốn quay lại…….



Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Sắc thu Hà Nội


Có duyên Tôi đến thăm Hà Nội vào ngày thu Tháng 8, cái nắng vàng ươm và cơn mưa chưa đến đã đi đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Mùa nào cũng thế, tháng nào cũng vậy, luôn mang lại cho người ta những cảm xúc khó tả. Cái khoảnh khắc giao mùa này luôn chứa đựng những điều thầm kín tuy riêng tư nhưng chẳng phải của riêng ai. Đến thăm gia đình một người Bạn tại Hà Nội mới thấy hết sự ân cần và nhiệt tình đón khách rất riêng của xứ Bắc
Xong mọi công việc vòng vèo phố cổ Hà Nội. Những con phố xưa ngõ xưa với lô xô nhà cổ bé xíu, mái ngói rêu phong thâm trầm nép mình dưới những tán bàng lòe xòe tỏa bóng. Nỗi nhớ mùa thu trong tôi, một người Thành phố mang tên Bác đang ở giữa Hà thành, đang may mắn tận hưởng vẻ quyến rũ của sắc thu Hà Nội.  Phải nói nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tả cốm rất hay: “Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”.

Chiều nay, lang thang trên những con phố nồng nàn mùa thu để tìm về một thời chưa xa, Chùa Một Cột vẫn nghiêng nghiêng trong bóng nắng chiều tà. Trời thu Hà Nội thật ngọt ngào và con người Hà Nội nhiệt tình đón chân người lữ khách………

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam

Thư pháp Nguyễn Hiếu Tín
Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời, và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống


Trong văn học dân gian còn lưu lại những dấu tích về tấm lòng yêu chuông đạo hiếu người con Việt. Trong truyền thuyết hay truyện cổ tích, người Việt luôn tự hào là thuộc dòng giống con rồng cháu tiên. Lạc Long Quân như là một người cha mẫu mực, anh hùng, thương yêu và che chở con cái lúc hoạn nạn, thường khuyên mọi người ăn ở hiền lành, sống đúng đạo lý cha con và tình nghĩa vợ chồng. Đó là ý thức về hiếu hạnh, đặt nền tảng gây dựng đạo đức xã hội.

Câu chuyện về sự tích bánh chưng bánh dầy đã bày tỏ công lao sanh dưỡng của cha mẹ. Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo, hiền lành đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vuaHùng truyền trao ngôi vua. Tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các người con khác dâng lên đều bị vua từ chối.

Ý thức ấy như ngọn gió đạo đức đã thổi vào luồng văn hóa dân tộc để xây dựng nền đạo lý lâu dài. Chiếc bánh chưng, bánh dầy đã trở thành một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chiếc bánh ấy thường được dâng cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm.

Trong ca dao Việt Nam,  với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đã đề cao được công lao dưỡng dục của cha mẹ, nó không nằm trong phạm vi văn chương bác học, mà trở lại gần gủi và phổ cập với đời sống con người qua bao thế hệ:
“Công cha nghĩa mẹ cao dày,Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”“ Công cha như núi Thái sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc vào thế kỉ thứ mười lăm, là một nhà quân sự, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của dân tộc, có nhiều thi phẩm văn chương bất hủ. Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” của ông, đã đề cao đạo đức, luân lý trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sócXem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khiNgười đà vô sự ta thì an tâm.”

Nguyễn Du, ông cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc, vào thế kỉ thứ mười tám, thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, ông thường nói rằng “ngã độc kim cang, thiên biến linh”, nghĩa là “Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang” Nguyễn Du đã tiếp nhận hai nguồn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa mà viết ra tác phẩm Truyện Kiều , ông đã đề cao chữ hiếu với một tinh thần phóng khoáng, đặc biệt đạo hiếu được nhấn mạnh và xem đó là nhiệm vụ hàng đầu của con cái:
“Duyên hội ngộ đức cù laoBên tình bên hiếu bên nào nặng hơn,
Để lời thệ hải minh sơnLàm con trước phải đền ơn sanh thành.”

Trong tư tưởng của ông đạo hiếu là nét trinh lòng cao quý. Giữa thời đại phong kiến, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, mà ông đã xây dựng hình ảnh Thúy Kiều yêu Kim Trọng, hiếu với mẹ cha, nhưng nàng sẵn sàng bán mình chuộc cha:
“Quyết tình nàng mới hạ tình:Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.”Thúy Kiều đã hy sinh tất cả hạnh phúc cá nhân để làm tròn Chữ Hiếu:
“Như nàng lấy hiếu làm trinhBụi nào cho đục được mình ấy vay.”Còn nữa:
“Xưa nay trong đạo đàn bà,Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.”

Thúy Kiều không vì tình yêu mà quên đi bổn phận làm con, nàng đã có một thái độ dứt khoát trong tình và hiếu, mặc dù bán mình, nhưng Thúy Kiều vẫn giữ một tấm lòng trung trinh vì đã thực hiện trọn vẹn chữ hiếu. Hơn thế nữa, Kiều sẵn sàng khuyên em mình là Thúy Vân chung sống với Kim Trọng, đó là một nghĩa cử cao đẹp và cao thượng, một quan điểm tình yêu mới lạ trong thời đại bấy giờ.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu, một sĩ phu yêu nước, thương dân vào thế kỉ thứ mười chín, không màng danh lợi, rất đề cao tinh thần hiếu hạnh, thể trong tác phẩm“ Lục Vân Tiên.” Hình ảnh Lục Vân Tiên trên đường đi thi trạng nguyên, nghe tin mẹ mất, đã quay về chịu tang cho mẹ và ông đã khóc lóc đến mù mắt. Lục Vân Tiên không vì sự nghiệp của bản thân mình mà quên đi trách nhiệm của người con khi cha mẹ qua đời.

Ca dao có câu: “dù ai buôn bán đâu đâu, cứ rằm tháng Bảy mưa Ngâu thì về”. Rằm tháng bảy trong kí ức mọi người là ngày xá tội vong nhân, phát tâm làm lành lánh dữ, cúng dường Tam Bảo cầu cho gia quyến bình an và cầu nguyện cho hương linh cha mẹ và tổ tiên quá vãng được sanh về cỏi an lành

Ý nghĩa ấy, chúng ta còn phải có trách nhiệm với bao bậc mẹ cha khác trên cuộc đời, vì giá trị rộng lớn của chữ hiếu trong triết lý duyên sinh.
Hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người .Đây là lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Viêt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn .

Vũ Thụy Đăng Lan


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Hình ảnh Ngày Thanh Minh 2011


Hình ảnh Thanh Minh năm 2011 của gia đình Ông Hồ Văn Tôn, ấp Phước 2, Vĩnh Phú Tây, Phước Long , Bạc Liêu.
 Nhà mồ họ Tộc

 Nhà thờ Họ tộc
 Lễ cầu siêu Cửu huyền thất tổ

 Cung thỉnh Chư Tôn đức Tăng quang lâm mộ phần cụ bà Võ Thị Xinh


 Thiết lễ cầu siêu




















Thanh Minh- 2011