Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam

Thư pháp Nguyễn Hiếu Tín
Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời, và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống


Trong văn học dân gian còn lưu lại những dấu tích về tấm lòng yêu chuông đạo hiếu người con Việt. Trong truyền thuyết hay truyện cổ tích, người Việt luôn tự hào là thuộc dòng giống con rồng cháu tiên. Lạc Long Quân như là một người cha mẫu mực, anh hùng, thương yêu và che chở con cái lúc hoạn nạn, thường khuyên mọi người ăn ở hiền lành, sống đúng đạo lý cha con và tình nghĩa vợ chồng. Đó là ý thức về hiếu hạnh, đặt nền tảng gây dựng đạo đức xã hội.

Câu chuyện về sự tích bánh chưng bánh dầy đã bày tỏ công lao sanh dưỡng của cha mẹ. Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo, hiền lành đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vuaHùng truyền trao ngôi vua. Tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các người con khác dâng lên đều bị vua từ chối.

Ý thức ấy như ngọn gió đạo đức đã thổi vào luồng văn hóa dân tộc để xây dựng nền đạo lý lâu dài. Chiếc bánh chưng, bánh dầy đã trở thành một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chiếc bánh ấy thường được dâng cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm.

Trong ca dao Việt Nam,  với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đã đề cao được công lao dưỡng dục của cha mẹ, nó không nằm trong phạm vi văn chương bác học, mà trở lại gần gủi và phổ cập với đời sống con người qua bao thế hệ:
“Công cha nghĩa mẹ cao dày,Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”“ Công cha như núi Thái sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc vào thế kỉ thứ mười lăm, là một nhà quân sự, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của dân tộc, có nhiều thi phẩm văn chương bất hủ. Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” của ông, đã đề cao đạo đức, luân lý trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sócXem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khiNgười đà vô sự ta thì an tâm.”

Nguyễn Du, ông cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc, vào thế kỉ thứ mười tám, thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, ông thường nói rằng “ngã độc kim cang, thiên biến linh”, nghĩa là “Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang” Nguyễn Du đã tiếp nhận hai nguồn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa mà viết ra tác phẩm Truyện Kiều , ông đã đề cao chữ hiếu với một tinh thần phóng khoáng, đặc biệt đạo hiếu được nhấn mạnh và xem đó là nhiệm vụ hàng đầu của con cái:
“Duyên hội ngộ đức cù laoBên tình bên hiếu bên nào nặng hơn,
Để lời thệ hải minh sơnLàm con trước phải đền ơn sanh thành.”

Trong tư tưởng của ông đạo hiếu là nét trinh lòng cao quý. Giữa thời đại phong kiến, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, mà ông đã xây dựng hình ảnh Thúy Kiều yêu Kim Trọng, hiếu với mẹ cha, nhưng nàng sẵn sàng bán mình chuộc cha:
“Quyết tình nàng mới hạ tình:Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.”Thúy Kiều đã hy sinh tất cả hạnh phúc cá nhân để làm tròn Chữ Hiếu:
“Như nàng lấy hiếu làm trinhBụi nào cho đục được mình ấy vay.”Còn nữa:
“Xưa nay trong đạo đàn bà,Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.”

Thúy Kiều không vì tình yêu mà quên đi bổn phận làm con, nàng đã có một thái độ dứt khoát trong tình và hiếu, mặc dù bán mình, nhưng Thúy Kiều vẫn giữ một tấm lòng trung trinh vì đã thực hiện trọn vẹn chữ hiếu. Hơn thế nữa, Kiều sẵn sàng khuyên em mình là Thúy Vân chung sống với Kim Trọng, đó là một nghĩa cử cao đẹp và cao thượng, một quan điểm tình yêu mới lạ trong thời đại bấy giờ.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu, một sĩ phu yêu nước, thương dân vào thế kỉ thứ mười chín, không màng danh lợi, rất đề cao tinh thần hiếu hạnh, thể trong tác phẩm“ Lục Vân Tiên.” Hình ảnh Lục Vân Tiên trên đường đi thi trạng nguyên, nghe tin mẹ mất, đã quay về chịu tang cho mẹ và ông đã khóc lóc đến mù mắt. Lục Vân Tiên không vì sự nghiệp của bản thân mình mà quên đi trách nhiệm của người con khi cha mẹ qua đời.

Ca dao có câu: “dù ai buôn bán đâu đâu, cứ rằm tháng Bảy mưa Ngâu thì về”. Rằm tháng bảy trong kí ức mọi người là ngày xá tội vong nhân, phát tâm làm lành lánh dữ, cúng dường Tam Bảo cầu cho gia quyến bình an và cầu nguyện cho hương linh cha mẹ và tổ tiên quá vãng được sanh về cỏi an lành

Ý nghĩa ấy, chúng ta còn phải có trách nhiệm với bao bậc mẹ cha khác trên cuộc đời, vì giá trị rộng lớn của chữ hiếu trong triết lý duyên sinh.
Hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người .Đây là lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Viêt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn .

Vũ Thụy Đăng Lan


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Hình ảnh Ngày Thanh Minh 2011


Hình ảnh Thanh Minh năm 2011 của gia đình Ông Hồ Văn Tôn, ấp Phước 2, Vĩnh Phú Tây, Phước Long , Bạc Liêu.
 Nhà mồ họ Tộc

 Nhà thờ Họ tộc
 Lễ cầu siêu Cửu huyền thất tổ

 Cung thỉnh Chư Tôn đức Tăng quang lâm mộ phần cụ bà Võ Thị Xinh


 Thiết lễ cầu siêu




















Thanh Minh- 2011

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Lược Thuật về gia đình

Họ hàng tôn quí, muôn thủa công thành, Danh hiển đạt,
Tổ miếu linh thiêng, nghìn thu đức thịnh, Họ phồn vinh
(st.)
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, sau những ngày sưu tầm, chắt lọc tư liệu, tôi đã hoàn thành  dự định. Tuy còn chưa thoả mãn, song Lược thuật về dòng họ, về gia đình Họ Hồ ở Huyện Phước Long- Bạc Liêu cơ bản đã sưu tầm, ghi lại được những điều cần thiết.
Từ viễn tổ đến Thế hệ thứ Tư: HỒ VĂN TÔN (1935) có 10 người con 5 trai và năm gáiNgẫm lại thấy: Cho đến thời điểm này (tháng 8 năm 1999) con cháu Lương tộc Cao mật lập nghiệp ở Bảo thắng, Lào cai (là hậu duệ của ngành Trưởng và ngành Ba) có:

Đời thứ 6 (Thế hệ thứ Nhất ở Lào cai ) :

Đời thứ 5:
·         HỒ THỊ ĐIỆP (1953)
·         HỒ THỊ ĐÍNH (1956)
·         HỒ BẠCH ĐÀNG (1958)
·         HỒ VĂN KỲ (1960)
·         HỒ THỊ BẢNH  (1963)
·         HỒ THỊ NHANH  (1966)
·         HỒ THỊ LY (1970)  
·         HỒ VĂN ĐẦY (1974)
·         HỒ VĂN MƠ (1976)
·         HỒ VĂN MỘNG (1979)
Trong số con cháu Hồ tộc ở Phước Long  tham gia công tác xã hội chủ yếu là gia đình con cháu cụ Hồ Văn Tôn.  Trải qua hai cuộc kháng chiến chống  Pháp và chống Mỹ để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, mái nhà dòng họ từng là nơi để nuôi các đồng chí Cách mạng. Người con gái lớn Hồ Thị Điệp đã vượt qua từng mũi tên, làn đạn  mang lương thực để cứu quân ta và cũng không ít lần bị quân thù bắt được đánh đập tra khảo dã mang nhưng người con gái kiên cường ấy vẫn một lòng tận trung với quê hương đất nước. Điển hình là năm 1973, sau khi bị bắt những trận đòn roi vẫn để lại di chứng , mà mỗi khi trời trở gió người lại đau nhứt vô cùng.
Thời bình, những người con cháu của cụ Hồ Văn Tôn cũng đã đóng góp một phần vào trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh điển hình như người con thứ 5 là anh Hồ Văn Kỳ tham gia chính quyền xã và sau khi mãn công tác về hưu anh vẫn giữ chức chi hội phó Hội cựu chiến binh và Tổ trưởng tổ an ninh nơi anh đang sống.
Thể theo truyền thống cha, ông đi trước thế hệ con cháu đã góp phần tích cực vì cuộc sống người dân địa phương khi tham gia vào Hội đồng nhân dân cấp xã và giữ một số chức vụ trong chính quyền Huyện, xã như Lê Chí Đằng, Lê Thị Hồng Tươi (con của chị Hồ Thị Điệp), Hồ Hoàn Thuận (con anh Hồ Văn Kỳ), và theo tiếng gọi của lòng yêu nước Nguyễn Chí Lăng ( con chị Hồ Thị Nhanh) đã tòng quân để trở thành một sĩ quan trong quân đội……….
Ngẫm kĩ lại thì: nhìn chung cả gia tộc đều nghèo, thuần nông, chỉ có người con thứ 10  là anh Hồ Văn Mơ  người theo nghề  buôn bán nhưng lại xuôi về miệt Sông Đốc (Ca Mau) để phát triển. Nhưng bù lại không có ai phản quốc, nợ máu với dân. Gia đình nào cũng muốn trở nên Hoàn mĩ hơn, gắng giữ lấy cái Nhân, cái Đức. Những người tha phương  như chị Hồ Thị Đính thì kinh tế có khá hơn chút ít.
Thế là đã hoàn thành dự định. Cầu sao gia tộc mãi trường tồn. Điều hay, lẽ phải con cháu gắng noi theo và phát huy.  Mặc dù còn chưa thoả mãn, song Lược thuật về dòng họ, về gia đình cơ bản đã sưu tầm, ghi lại được. Hy vọng sau này con cháu tôi và con cháu mỗi nhà sẽ viết tiếp để mai kia nữa, lịch sử gia tộc không có thời kì nào rơi vào quên lãng.

NGÀY KỊ GIỖ TỘC HỌ HỒ- PHƯỚC LONG- BẠC LIÊU

  • Ngày 10/ 05 Al: Ông sơ. HỒ VĂN KHUÊ (1858- 1892)
  • Ngày 29/ 03 Al: Bà sơ. TRẦN THỊ HAI (1858- 1918)
  • Ngày 04/ 08 Al: Ông cố. HỒ VĂN Ở (1889- 1942)
  • Ngày 12/ 02 Al: Bà cố. NGUYỄN THỊ NHÀNH (1891- 1939)
  • Ngày 06/ 06 Al: Ông nội. HỒ VĂN ĐÂY (1914- 1946)
  • Ngày 04/11 Al:  Bà nội. HỨA THỊ RỚT (1919- 1986)
  • Ngày 25/ 10 Al: Mẹ. VÕ THỊ XINH (1937- 2002)

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Tin Tức

Ngày mùng 06/ tháng 06 năm Tân Mão ( nhằm 06/07/ 2011) là đám giỗ Ông nội. Chúng tôi kính mời bà con trong thân tộc về lại nhà thờ dòng họ để cúng nội

Phả đồ Họ Hồ từ Viễn Tổ đến Đời thứ Nhất tại Huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu

Ngẫm lại thấy: Cho đến thời điểm này (tháng 6 năm 2011) con cháu họ Hồ tại Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu đã trải qua nhiều thế hệ:


Thế hệ thứ Nhất: Ông sơ: HỒ VĂN KHUÊ (1858- 1892) + TRẦN THỊ HAI (1858- 1918)
Thế hệ thứ Hai: Ông cố: HỒ VĂN Ở (1889- 1942) + NGUYỄN THỊ NHÀNH (1891-1939)
  • HỒ THỊ QUỲNH
  • HỒ VĂN ĐÂY
  • HỒ VĂN BỀN
  • HỒ VĂN THẠNH
  • HỒ VĂN THỜI
  • HỒ THỊ BẢY
Thế hệ thứ Ba : Ông nội: HỒ VĂN ĐÂY  (1914-1946)+ HỨA THỊ RỚT (1919- 1986)
  • HỒ VĂN TÔN
  • HỒ THỊ NHẠN
  • HỒ THỊ SUỐI
  • HỒ THỊ CHƯƠNG
Thế hệ thứ : HỒ VĂN TÔN (1935) +  VÕ THỊ XINH (1937- 2002)
  • HỒ THỊ ĐIỆP (1953) + PHAN VĂN THÔNG (1951)
    • PHAN LÊ XUÂN ĐÀO (1973) + TRẦN BÌNH (1975)
-          TRẦN HUYỀN TRÂN
-          TRẦN HỒNG QUYẾN
    • PHAN LÊ BẠCH ĐẰNG (1975) + NGUYỄN THỊ CẨM BÌNH (1976)
-          LÊ THỊ BÍCH TRÂN
-          LÊ ANH PHI
    • LÊ CHÍ ĐẰNG (1978)
    • LÊ THỊ HỒNG TƯƠI (1984) + PHẠM TẤN SĨ (1983)
-          PHẠM XUÂN QUỲNH
  • HỒ THỊ ĐÍNH (1956) + TRẦN VĂN BỀN (1953)
    • TRẦN KỶ KHÔN (1979)
    • TRẦN VIỆT NGOAN (1984)
  • HỒ BẠCH ĐÀNG (1958) + PHAN THỊ TẤM (1958)
    • HỒ VĂN SÀNG (1982) + TRẦN KIM TRANG
-          HỒ HOÀN HUYNH
    • HỒ KIM SOÀN(1984) + NGUYỄN VĂN THẮNG (1985)
    • HỒ NGỌC ĐIỀU (1986) + HỒ MINH TRÍ (1989)
-          HỒ CHÍ NGUYỆN
    • HỒ THỊ ĐẠM (1990) + TRỊNH THANH BÌNH (1986)
-          TRỊNH THÚY AN
    • HỒ VĂN ĐANG (1992)
  • HỒ VĂN KỲ (1960) + NGUYỄN THỊ ĐÀO (1959)
    • HỒ HOÀN KIẾM (1983) + TRẦN  THU THẢO  (1992)
-          HỒ THỊ THIÊN TRÚC
    • HỒ HOÀN NHUẬN
    • HỒ HOÀN THUẬN + TRỊNH THỊ MỸ NHÂN
-          HỒ HOÀN SAO MAI
  • HỒ THỊ BẢNH  (1963) + HỒ VĂN CƯỜNG (1963)
    • HỒ SẦU RIÊNG + TRIỆU THANH TÂM
-          TRIỆU HỒ TRÂM ANH
  • HỒ THỊ NHANH  (1966) + NGUYỄN VĂN CHUNG (1964)
    • NGUYỄN CHÍ LĂNG ( 1986)
    • NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG (1988) + NGUYỄN VĂN NHANH (1983)
-          NGUYỄN HOÀNG NHÂN
    • NGUYỄN CHÍ THÂM (1993)
  • HỒ THỊ LY (1970)  + NGUYỄN VĂN HIẾU (1965)
    • NGUYỄN TRƯỜNG GIANG (1990)
    • NGUYỄN HOÀNG BIÊN (1996)
    • NGUYỄN KIM CƯƠNG  (2008)
  • HỒ VĂN ĐẦY (1974) +  VÕ THỊ KIỀU (1975)
    • HỒ ĐẠI PHÁT
    • HỒ NGỌC DUNG
    • HỒ QUỲNH HƯƠNG
  • HỒ VĂN MƠ (1976) + HỒ NGỌC TUYỀN (1986)
    • HỒ THÀNH ĐẠT
    • HỒ BÍCH NGỌC
  • HỒ VĂN MỘNG (1979)

DÒNG DÕI HỌ HỒ




Lời giới thiệu
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, họ Hồ có mặt trên một nghìn năm, từ tổ tiên xưa là trạng nguyên Hồ Hưng Dật. Ngài là người trong bộ tộc Bách Việt sang Việt Nam thời Ngũ Qúy làm quan Thái Thú Châu Diễn, Ngài đã sớm lui về hương Bào Đột hoà đồng với dân bản địa. Con cháu của Ngài đến nay đã trên 30 đời, họ Hồ đã thành một dòng họ có mặt trên mọi miền đất nước đóng góp phần tích cực của mình trong công cuộc Xây Dựng và Bảo Vệ Tổ Quốc, Quê Hương ............
Gia phả họ Hồ tại Huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu là một chi trong “Dòng Dõi Họ Hồ” trên đất nước Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của  Họ Tộc,  chúng  tôi tổng hợp lại một cách khái quát nguồn gốc và sự phát triển của họ Hồ tại Huyện Phước Long- Bạc Liêu .
Tuy vậy do những điều kiện khách quan chúng tôi chỉ mới giới thiệu được nhiều về con cháu cụ Hồ Văn Tôn, cũng hạn hẹp về không gian và thời gian nhất định. Hơn nữa không thể không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến bổ sung và mong rằng các chi phái Họ Hồ ở các nơi viết tiếp phần chi phái mình để chúng ta sớm có thể tiến tới biên soạn về họ Hồ tại Bạc Liêu tương đối hoàn chỉnh.
Hồ Văn Mộng