Họ hàng tôn quí, muôn thủa công thành, Danh hiển đạt,
Tổ miếu linh thiêng, nghìn thu đức thịnh, Họ phồn vinh
Tổ miếu linh thiêng, nghìn thu đức thịnh, Họ phồn vinh
(st.)
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, sau những ngày sưu tầm, chắt lọc tư liệu, tôi đã hoàn thành dự định. Tuy còn chưa thoả mãn, song Lược thuật về dòng họ, về gia đình Họ Hồ ở Huyện Phước Long- Bạc Liêu cơ bản đã sưu tầm, ghi lại được những điều cần thiết.
Từ viễn tổ đến Thế hệ thứ Tư: HỒ VĂN TÔN (1935) có 10 người con 5 trai và năm gái
Đời thứ 5:
· HỒ THỊ ĐIỆP (1953)
· HỒ THỊ ĐÍNH (1956)
· HỒ BẠCH ĐÀNG (1958)
· HỒ VĂN KỲ (1960)
· HỒ THỊ BẢNH (1963)
· HỒ THỊ NHANH (1966)
· HỒ THỊ LY (1970)
· HỒ VĂN ĐẦY (1974)
· HỒ VĂN MƠ (1976)
· HỒ VĂN MỘNG (1979)
Trong số con cháu Hồ tộc ở Phước Long tham gia công tác xã hội chủ yếu là gia đình con cháu cụ Hồ Văn Tôn. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, mái nhà dòng họ từng là nơi để nuôi các đồng chí Cách mạng. Người con gái lớn Hồ Thị Điệp đã vượt qua từng mũi tên, làn đạn mang lương thực để cứu quân ta và cũng không ít lần bị quân thù bắt được đánh đập tra khảo dã mang nhưng người con gái kiên cường ấy vẫn một lòng tận trung với quê hương đất nước. Điển hình là năm 1973, sau khi bị bắt những trận đòn roi vẫn để lại di chứng , mà mỗi khi trời trở gió người lại đau nhứt vô cùng.
Thời bình, những người con cháu của cụ Hồ Văn Tôn cũng đã đóng góp một phần vào trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh điển hình như người con thứ 5 là anh Hồ Văn Kỳ tham gia chính quyền xã và sau khi mãn công tác về hưu anh vẫn giữ chức chi hội phó Hội cựu chiến binh và Tổ trưởng tổ an ninh nơi anh đang sống.
Thể theo truyền thống cha, ông đi trước thế hệ con cháu đã góp phần tích cực vì cuộc sống người dân địa phương khi tham gia vào Hội đồng nhân dân cấp xã và giữ một số chức vụ trong chính quyền Huyện, xã như Lê Chí Đằng, Lê Thị Hồng Tươi (con của chị Hồ Thị Điệp), Hồ Hoàn Thuận (con anh Hồ Văn Kỳ), và theo tiếng gọi của lòng yêu nước Nguyễn Chí Lăng ( con chị Hồ Thị Nhanh) đã tòng quân để trở thành một sĩ quan trong quân đội……….
Ngẫm kĩ lại thì: nhìn chung cả gia tộc đều nghèo, thuần nông, chỉ có người con thứ 10 là anh Hồ Văn Mơ người theo nghề buôn bán nhưng lại xuôi về miệt Sông Đốc (Ca Mau) để phát triển. Nhưng bù lại không có ai phản quốc, nợ máu với dân. Gia đình nào cũng muốn trở nên Hoàn mĩ hơn, gắng giữ lấy cái Nhân, cái Đức. Những người tha phương như chị Hồ Thị Đính thì kinh tế có khá hơn chút ít.
Thế là đã hoàn thành dự định. Cầu sao gia tộc mãi trường tồn. Điều hay, lẽ phải con cháu gắng noi theo và phát huy. Mặc dù còn chưa thoả mãn, song Lược thuật về dòng họ, về gia đình cơ bản đã sưu tầm, ghi lại được. Hy vọng sau này con cháu tôi và con cháu mỗi nhà sẽ viết tiếp để mai kia nữa, lịch sử gia tộc không có thời kì nào rơi vào quên lãng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét